Saturday, October 15, 2011

KITÔ HỌC HAY VÀ DỞ


KITÔ HỌC HAY VÀ DỞ
Nói đến kitô học không học trò nào không phải nắm trong tay câu: ‘KITÔ HỌC LÀ TÌM MỘT KIỂU NÓI THÍCH HỢP NHẤT ĐỂ TRÌNH BÀY MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA ĐƯỢC TỎ LỘ RA NƠI ĐỨC GIÊSU’ hay như câu nói ‘ càng nói càng sai, nhưng vẫn cứ phải nói’. Khi đọc hai câu này một học trò đã  hh… trong bụng: thì ra là thế.
một điều nữa trong cái ‘dở’ đó là các nhà “thần-học”(chịu khó học như một vị thần), nhưng lại nghiêng về văn chương, ngữ nghĩa, cấu trúc câu, đại loại như là “phê bình lịch sử, phê bình thể văn, phê bình biên soạn…) để có thể cho ra lò những “chân lý thần-học”. Điều tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là khi nghiên cứu, phê bình cần biết rằng “NGƯỜi KHÔN NÓI CŨNG KHÔN, KHÔNG NÓI CŨNG KHÔN”. Thế nên ý định Thiên chúa chúng ta đừng cắt nghĩa theo nghĩa thế gian, loài người: nghĩa lịch sử, nghĩa văn chương, nghĩa … nghĩa là , nghĩa nọ… bởi vì điều gì đến từ Đấng khôn ngoan, hay sự cho phép của Ngài thì đó đều là nghĩa khôn ngoan: thế nên: “Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời”( Mt 5 19).
thực tế là thế này : “Các nhà thần học nói nhiều về Thiên Chúa. Tôi tự hỏi các vị ấy có nói với Thiên Chúa không” (Đức gioan Phaolô I).
một cách hiểu khác: “: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”( Mt11,25).
Đó là cái ‘thế yếu’, thế còn thế mạnh thì sao? Vâng vẫn biết con người yếu đuối. nhưng những gì CÁC NGÀI đã làm cũng thật lớn lao. Cám ơn Các Ngài cho tác giả và cho những người đã được hưởng ‘trái thơm’ đó.
Qua đây tác giả mong muốn các nhà nghiên là những nhà thông thái sẽ có cái nhìn và suy nghĩ mới cho định hướng hoạt động của mình – mưu ích cho mình và tha nhân.
một điều nữa tác giả muốn nói rằng khi con người hiểu biết hơn thì con người sẽ nên giống Chúa hơn với đức tin vào lời Chúa và tình yêu của Ngài.
Tác giả còn muốn gửi thông điệp về sự thay đổi của định nghĩa : trí nhớ, tư duy là gì?...trong một tương lai gần. theo lý thuyết: khi định nghĩa được ứng dụng nó sẽ thay đổi hầu như mọi nhận thức từ trước tới nay trong hoạt động lý luận-tư duy và hành động bởi nó thực dụng theo kiểu toán thống kê số thực ngày nay.
Xin chân thành cảm ơn vì đã đọc.
Xin chân thành đón nhận góp ý.


Monday, October 10, 2011

ĐỂ CÓ MỘT BÀI VIẾT HAY

“Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Một ông thầy tốt và giỏi làm cho học trò giỏi theo.
Nhưng điều đó là không thể đối với một học trò  “câm, điếc, mù” …càng nhiều tật thì càng khó dạy. Dạy trẻ toàn vẹn thể lý và tinh thần thì dễ hơn trẻ khuyết tật: lười, chơi nhiều hơn học, ...
Học trò ‘mù, câm, điếc’ đó là học trò lười đọc sách, lười suy nghĩ….
Tại sao lại chỉ có lười đọc sách thôi, bởi vì: ý kiến hay, khôn ngoan thì tóm lại trong sách nhiều hơn lời trong cuộc sống thường ngày:
Đọc sách làm cho ta đầy tràn ý kiến(trăm người thì khôn hơn 99 và 1 người) nếu tính mỗi người một ý kiến. thế nên khôn ngoan của gia đình thì chỉ hơn mấy người nhà, khôn ngoan tập thể thì chỉ hơn tập thể người, nhưng nếu muốn khôn ngoan xã hội, vĩnh cửu thì phải khôn ngoan như một “xã hội ý kiến” , một “nguồn vĩnh cửu ý kiến” để nói, bình luận, chia, cắt, mổ xẻ… vấn đề và đi đến kết luận.
Đọc sách nhiều, suy nghĩ và kiên trì đáp ứng những đòi hỏi của bước tiến vượt bậc trong khôn ngoan(phổ quát) và làm văn hay viết giỏi(cụ thể).
kết luận: "suy nghĩ đặt nền trên cái đã biết" = "tư duy ....."  =  "tuỳ bạn hiểu"
chúc mọi người hạnh phúc.