Khi nói tới
tình yêu người ta thường nghĩ tới tình yêu nam nữ, và một chút ít cho tình yêu
khác.
Nét đẹp của
tình yêu nam nữ khởi nguồn từ cảm hứng của tuổi dậy thì.
Trong tình yêu nam nữ
có mang dấu ấn, hình ảnh tình yêu của người cha, người mẹ mà con cái đã cảm
nghiệm, chẳng hạn như sự yêu thương, nâng đỡ, gần gũi, gắn bó thân tình và rất
tình cảm.
Bên cạnh tình
yêu mà người con cảm nhận nơi cha mẹ,
còn có tình yêu của người anh, người chị, đó có thể là những mối “dây
truyền đạt tình yêu” mặn nồng nhất đứng sau tình yêu cha mẹ. sau đó kể đến tình
yêu cô dì, chú bác, hàng xóm láng giềng, và cũng không quên kể đến tình
yêu bạn bè, thầy trò…
Cuối cùng cũng
còn kể đến tình yêu của lòng biết ơn, sự tha thứ(một miếng khi đói bằng gói khi
no), tình yêu nghề nghiệp, tình yêu thiên nhiên, vũ trụ(tình yêu dành cho nghiên
cứu khoa học)… ngoài ra còn phải kể tới “tình yêu” tiền tài, danh vọng, địa vị,
hưởng thụ…(tình yêu Erros).
Trong tất cả mối
tình ta có thể tóm kết ở những thể loại tình yêu sau: yêu TA, YÊU NGƯỜI, YÊU SỰ
HOÀN THIỆN.
Yêu ta, yêu
người thì dễ hiểu nhưng yêu sự hoàn thiện thì thật hơi khó hiểu một tí!
Yêu sự hoàn
thiện là MỐI TÌNH muôn thuở của con người, con người yêu cái đẹp, nhưng khi có
được nó rồi, thì con người lại muốn bỏ nó mà tìm cái đẹp hơn. Yêu người yêu,
nhưng khi “chiếm hữu” được tình yêu(nên vợ nên chồng) thì lại muốn một tình yêu
khác, và rồi có những tình yêu theo kiểu không
đội trời chung, bên ngoài tỏ ra không yêu nhưng tất cả sự trái ngược đó lại
nói lên khao khát được yêu… một kiểu
yêu chứng minh tình yêu bằng cái chết:
chết vì yêu, muốn chết bằng tự tử để có được tình yêu(tình yêu bị cưỡng bách bởi
cha mẹ, tiền tài, …) - Chúng ta yêu sự hoàn thiện và đòi hỏi hoàn thiện hơn nữa
trong cách chúng ta yêu nó: có voi đòi tiên, có tiên thì đòi gì? Có phái đó là
câu chuyện “lão đánh cá và con cá vàng trong tác phẩm văn học” – tuy xưa mà chẳng
phải xưa chút nào…
Chân lý trong
chân lý đó là hoàn hảo. Sự hoàn hảo của sự hoàn hảo đó là tình yêu, tình yêu của
tình yêu đó lại là Thiên Chúa.
Khôn ngoan của
khôn ngoan đó là thành công, thành công trong tất cả thành công đó là tình yêu.
Tình yêu được chấp nhận trong thế giới và không ai có thể loại nó ra ngoài, chỉ
có những gì ngoài tình yêu mới bị loại ra ngoài mà thôi(các cuộc đấu tranh giai
cấp, đòi bình đẳng…).
Hạnh phúc nhất
của con người là được thoả mãn nhu cầu : từ thể xác tới tinh thần, nhưng dường
như tinh thần con người chẳng bao giờ cảm thấy thoả mãn, dù đó là ông vua của
quyền lực, vua của trí thức, vua của thành công…. Nhưng trái lại : “Người no phải làm mướn kiếm ăn, còn kẻ đói được an nhàn thư
thái. Người hiếm hoi thì sinh năm đẻ bảy, mẹ nhiều con lại ủ rũ
héo tàn.”(1Sm 2,5); thực tế là con người chưa, và chưa bao giờ thoả mãi
với những gì mình có và đạt được… những gì người ta cảm thấy tin tưởng nhất, hy
vọng nhất, thành công nhất thì đó chính lại là cú ngã đau nhất(tàu Titalic – niềm
tự hào bị chìm do sự kiêu hãnh của nền khoa học lúc bấy giờ) – “Chúa
hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.”(Lc 1,52).
Như thế điều được rút ra là chẳng có
gì là chân lý ngoài Thiên Chúa và tình yêu của người.
Trời đất này
chẳng có một con người nào đạt được viên mãn của ước nguyện như trong truyện cổ
tính-thần thoại. dù là một ông vua khôn ngoan, quyền uy, danh vọng… đúng như
câu nói : “phù vân chỉ là phù vân”, thành công danh vọng, tiền tài,… cũng chỉ
là phù vân của phù vân so với sự vĩnh cửu,
vì chưng bộ mặt con người, bộ mặt xã hội, bộ mặt thế giới và vật chất(thực tại thế
giới(nguồn gốc của vũ trụ) thay đổi theo khám phá thời gian của khoa học)
thì mau qua chóng tàn và rồi chỉ còn tình yêu là tồn tại với thời gian và không
gian.
Tạm kết : vậy
hạnh phúc là gì, chân lý là gì, vĩnh cửu là gì? Đó chẳng phải là THIÊN CHÚA
SAO?! Vậy mối dây ràng buộc ta với Thiên Chúa là gì, đó chẳng là TÌNH YÊU SAO?!?!.
KHÓ HIỂU QUÁ?,
BÀI VIẾT CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SUY NGHĨ, KHÔNG DÀNH CHO NGƯỜI CHỈ THÍCH DỤ NGÔN(DỄ
HIỂU).
No comments:
Post a Comment