Đường Chúa Đi là đường sự thật. |
Trong thế giới ngày nay, và kể cả
trong tương lai con người đã lặp lại điệp khúc “CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ”, hay người
ta gọi cho nó dễ nghe tí đó là cá lớn bắt nạt cá bé. Kẻ nặng ký bắt nạt kẻ nhẹ ký, Ai hay theo dõi thời sự chúng ta
dễ thấy rằng ‘NƯỚC LỚN’ bắt nạt ‘NƯỚC BÉ’. Kẻ khôn bắt nạt người ngu đần.
Và ‘ÔNG CHỦ’ bắt nạt ‘đầy tớ’,
bắt nạt công nhân, người làm thuê…
Cuộc sống chúng ta thấy nhiều và
rất nhiều cảnh này.
Sự thật như thế liệu có thể thay
đổi được không?
Khi so sánh hai người với nhau, một kẻ mạnh và một kẻ yếu:
một điều dễ nhận thấy rằng tỉ lệ kẻ bị bắt nạt nhiều nhất đó là kẻ yếu.
Còn kẻ mạnh mấy ai dám bắt nạt,
ngay cả động đến gấu áo cũng phải coi chừng, chỉ trừ có những người như thế này
là dám ‘đụng’ dám ‘đá’ động đến, đó là kẻ mạnh hơn, kẻ vô tình, kẻ liều. Còn
người bình thường hay người biết ý thức thì hỏi đố mấy ai dám đụng-chạm-đá-động
tới người mạnh (và thế là giai cấp lịnh thần ra đời – sự thật bị lu mờ).
Ởi đời SỰ THẬT là: may ra có ít kẻ “CÔNG CHÍNH” dám đụng tới những ông to,
bà lớn…mà thôi. Kiếm ra số này ít ỏi quá.
Thế giới cần những Người như thế để
đứng lên, để hô hào, để biến đổi thế giới, biến đổi Quốc Gia, biến đổi cộng
đồng, biến đổi cộng đoàn, tập thể, gia đình…và nhất là dám đối trọi với những
hệ tư tưởng bảo thủ, hưởng thụ, chống đối… là nền của gian dối - bất công tạo
xây thành ngôi nhà giai cấp, tầng lớp, phân biệt giàu nghèo…che khuất ánh sáng
thái dương - TÌNH YÊU.
Trong số những con người tuyệt vời chúng ta có thể kể ra: Albert Einstein,
Newton … HỌ giỏi
thật nhưng hơn cả đó là những con người có nền tư tưởng TÌNH YÊU-YÊU VÀ YÊU:
Ngàn năm vẫn trường tồn.
Trong một kiếp người đời đâu phải
lúc nào cũng đẹp như trong mơ: nhưng chắc chắn một sự thật đau lòng cho con
người là:
Hiền lành thì bị bắt nạt, không có tiếng nói
thì bị bắt nạt(đôi khi người biết nhưng không nói cũng bị bắt nạt…),
yếu đuối thì bị
bắt nạt, khờ dại thì bị bắt nạt, yếu thế thì bị bắt nạt, nhỏ bé thì bị bắt nạt,
sa cơ lỡ thế thì bị bắt nạt… và tóm lại tất cả sự “nhỏ bé” đó đều bị bắt nạt,
dù họ thực sự nhỏ bé hay họ sống với tâm hồn đơn sơ nhỏ bé… sự nhỏ bé không chỉ
có thể xác mà cả tâm hồn – cái đó mới thực sự là nhỏ bé. Nhỏ bé miệng lưỡi, nhỏ
bé thật thà, nhỏ bé lười biếng nhỏ bé hận thù, nhỏ bé ích kỷ…. Đây đích thực là
con đường nhỏ bé ít người tìm được nối ấy.
Thế nên:
Biến đổi tư tưởng thì quan trọng hơn biến đổi thể chất.
Một xã hội biến đổi thực sự đó phải là biến đổi về ‘bản chất’.
Một con người biến đổi thực sự đó là con người biến đổi về bản
chất, chứ không phải chỉ có thể chất không. Bản chất mới làm nền móng cho con
người với đúng nghĩa là Người.
Một vĩ mô(xã hôi), một (vi mô)
kết hợp hài hoà thì con người – xã hội phát
triển : cách nói theo kiểu loài người.
Cách nói theo kiểu tuyệt đối hoá:
xã hội – con người phát triển là xã hội với những con người với bản chất Thần
Thánh. Mặc khải và giáo lý nói rằng: Thần Thánh đó chính là con người của Chúa
Thánh Thần.
“Tín nghĩa ân tình
nay hội ngộ
Hoà bình công lý đã
giao duyên
Tín nghĩa mọc lên từ
đất thấp.
Công lý nhìn xuống từ
trời cao.”
Tín nghĩa và ân tình; hoà bình và
công lý thì không thể tách rời nhau đó mới là hoà bình, ấm no, hạnh phúc…
“Công lý” của con người hiện nay
đa phần hướng về kẻ mạnh chứ không hướng về kẻ yếu thế cô đơn và dòn mỏng …
trong văn học ngày xưa người ta gọi là dân đen, trong những thế kỷ đầu người ta
gọi là nô lệ của những con người TAI TO MẶT LỚN…
Và như thế ưu thế hiển nhiên
thuộc về kẻ mạnh và sự phân cấp “áp bức” gia tăng.
Người nhỏ bé thì thường ít có
tiếng nói.
Người nhỏ bé thì dễ bị bắt nạt.
Người nhỏ bé thì tội nghiệp.
Trong cuộc sống hàng ngày xu thế
phát triển của con người theo thể chất đó là “cá lớn nuốt cá bé, khôn bắt nạt
dại, mạnh bắt nạt yếu, giàu bắt nạt nghèo, to mồn bắt nạt bé miệng, đẹp bắt nạt
xấu(chê bai, tự hào …)….”
Ý thức điều này chúng ta sẽ thấy
điều đó diễn ra hằng ngày như cơm bữa nơi những người sông chung quanh ta, nơi
công sở, nơi nhà trường, nơi công cộng, và ngay cả nơi “Quốc Dân”…
Một ông vua mạnh, một ông quan
mạnh…mà thiếu tố chất của công lý thì gọi là vô lý. Mà đã vô lý thì ách nặng đè
trên “dân đen, dân xám, dân rám lắng …”lại càng tệ hại biết bao.
Một ông vua quan – tai to mặt lớn
– chức vị cao sang mà thiếu công lý hay nôm la là thiếu công bằng thì hoà bình
làm gì còn và thế là ĐỘC TÀI XUẤT HIỆN. Khổ nỗi độc tài với độc ác đi đôi một
vần như thể anh em một nhà, “cha nào con nấy” – cha gian ác thì con cái gian
ác… và là : tội ác sinh ra tội ác, chứng đẻ ra rận, đời con khôn hơn đời cha và
thế là lá la : tha hồ gương đao bắt bớ, cắc cớ nảy sinh muôn nghìn tội ác…
Vì một người mà tội lỗi đã vào
thế gian thì cũng có thể “ai chung tín trong việc nhỏ thì cũng chung tín trong
việc lớn” nhưng khốn lỗi việc nhỏ đây không phải là thiện mà là ác nên con đàn
cháu đống là tội tội và tội…
Sự bắt
nạt nhau giữa con người với con người, sẽ mãi vẫn còn nếu con
người không ý thức và quay đầu : . “Ai trung
tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong
việc lớn ; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc
lớn”(Lc 16,10).
Bắt nạt trong việc nhỏ tạo ra
những đường rày thói quen bắt nạt, quen bắt nạt tạo ra đường rầy vô thức và tới
bến sống trong tiềm thức thành những phản xạ BẮT NẠT thí nghiệm phản xạ của nhà
khoa học Pavlov đáng cho ta lưu ý.
Những hình thức bắt nạt thường
thấy trong cuộc sống đó là :lời nói, việc làm, ăn không ngồi rồi,…
Lời nói: nói mà không làm.
Việc làm: tránh nặng làm nhẹ và
phần người khác là ngược lại
Ăn không ngồi rồi: đó là bóc lột
sức lao động, chỉ tay năm ngón…
….
Trong cuộc sống bất công từ lời
ăn tiếng nói, việc làm rồi đến cả lương tâm…
Trong cuộc sống có sự bắt lạt từ
già trẻ đến ngây thơ…
Trong độc tài có bắt nạt tự do
đến cưỡng bách : bắt nạt tự do đó là đe doạ. Bắt nạt cưỡng bách đó là dùng vũ
lực.
Ý thức sự bắt nạt này sẽ giúp con
người sống trưởng thành hơn như những viên gạch nót nền công lý – hoà bình ; ân
tình và tín nghĩa để đạt đến hạnh phúc là tình yêu.
Một ngôi nhà tốt cần có nền móng
tốt, một nền giáo dục tốt cần có những vị thầy tốt…
Một tôn giáo tốt là tôn giáo có
những vị thầy :TÀI – ĐỨC.
Tôn Giáo Kitô Giáo tốt bởi vì vị
thầy là THÁNH – THÁNH – CHÍ THÁNH: Thế nên những vị “tông đồ” rao giảng tốt,
truyền giáo tốt là những vị theo sát gót chân Thầy mình, cả về tài – đức. Tài thấm
nhuần lời Chúa và đức tuyệt vời nhất là thực hành Đức Ái.
Ước gì trong cuộc sống bác ái và
khiêm nhường đi đôi với nhau; Nhỏ bé và vui vẻ là bạn thân thiết nhau. “Đám đông hỏi ông
rằng : “Chúng tôi phải làm gì đây ?” 11 Ông
trả lời : “Ai có hai áo, thì chia cho người không có ; ai có gì ăn, thì cũng
làm như vậy.” 12 Cũng có những người thu thuế
đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông : “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì ?” 13 Ông bảo họ : “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn
định cho các anh.” 14 Binh lính cũng hỏi ông :
“Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì ?” Ông bảo họ : “Chớ hà hiếp ai, cũng
đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.”(Lc 3, 10-14).
Nói dài, nói dai, thành ra nói dại: thế nên
xin BẠN của Tình Yêu chỉ dạy cho.
Chân thành cám ơn trong tình yêu.
No comments:
Post a Comment