Tục ngữ có nói : yêu nhau mấy núi cũng trèo
mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
Yêu nhau chẳng ngại đường xa,
một ngày không tới thì ba bốn ngày….
Yêu là thế đấy!!!
Còn nếu không yêu thì thế nào? Thì đối tượng chỉ là người dưng nước lã, còn ghét nhau trái bồ hòn cũng méo(Không yêu thì trái ngọt cũng đắng…)
Hai người trẻ mới yêu nhau họ đến với nhau vội vàng, chuẩn bị kỹ càng, chu đáo và nhất là phải “đẹp lão” và phải thực sự hấp dẫn… với TRÁI TIM ĐẦY LỬA.
Còn khi không yêu nhau nhà toán học Einstein “định nghĩa” : “Khi bạn ngồi cạnh một cô gái đáng yêu, hai giờ dường như hai phút. Khi bạn ngồi trên một cái lò nướng đỏ lửa, hai phút tưởng như hai giờ”
Đối với con người thì có lúc lắng, lúc mưa, kinh nghiệm này cứ thỉnh bậc lão thành trong đường đời hôn nhân là họ sẽ nói cho nghe.
Tình yêu của con người là yêu ta dễ hơn yêu người, yêu đẹp dễ hơn yêu xấu, yêu mạnh dễ hơn yêu yếu, yêu giàu dễ hơn yêu nghèo, yêu sạch hơn yêu dơ bẩn…chính vì thế mà người yếu đuối bị bỏ rơi nhiều và rất nhiều(yêu giàu hơn yêu nghèo), người thấp bé bị nghiền tán dưới áp lực bởi quyền – tiền và lợi…
Khi chúng ta yêu cái chúng ta không thích thì thế giới phân giai cấp, địa vị quyền lực…và thế giới bắt đầu phân cực, đa cực và rồi tiêu cực, cực đoan, nổi dậy, và chiến tranh.
Giả sử khi chúng ta “yêu sách” với quần áo, làm cho quần áo sạch đáng yêu và kính yêu thì lúc đó người nghèo, quần áo rách rưới, hôi hám đến gần ta thật khó bởi vì “yêu sách” trở thành đường mòn tư tưởng, nếp sống, thành vô thức trong ta. Người yêu sách ít thì dễ gần gũi hơn với người đồng cảnh ngộ. Người có tình yêu thì có thể gần, yêu nhiều thì cành dễ gần gũi dù cho người đối diện với ta có rách rưới hôi hám đến đâu bởi họ yêu, và họ đến những trung tâm tình yêu nơi những đứa trẻ yếu đuối về tình thần, và “quần áo” để chia sẻ tình yêu. Họ đến vơi những người già bị bỏ rơi, người tâm thần. Điều này thật trái nghĩa với người hay “thu góp” - thu góp tình yêu về mình bằng tiền, tài danh vọng, quyền lực mà không chia sẻ và họ còn làm nó thành câu chúc phúc : “chúc anh chị tiền vô như nước sông đà, tiền ra chảy giọt như cà phê in” và thế là “nước hạnh phúc – nước ngọt” biến thành nước biển chết bởi nước chỉ chảy vào hồ mà không chảy ra.
Đối với nhiều người là như thế, chỉ nhận mà không trao ban, được như không mà cho thì còn hơn 0 (không). Đối với họ để cho đi thì đúng là thập giá hơn là thánh giá. Cho đi dư thừa thì dễ, cho đi như hình ảnh bà góa thật khó khăn biết bao và cần phải từ bỏ biết bao!!!
Mỗi người đều được Thiên Chúa ban những nén bạc tình yêu: nụ cười sức khỏe, tiền tài, nhiệt thành, lòng mến… ước gì những điều này “nguyện cho danh Cha cả Sáng” bằng hoa quả của nó như những người quản lý, đày tới trung thành và khôn ngoan ma Chúa đặt nơi trần gian. Vì thế những người này cần phải biết đời là tạm bợ và mau qua chóng hết với sự công bằng : “cho nhiều thì đòi hỏi cũng nhiều”.
Chúng ta hãy nghĩ rằng :Thiên Chúa Cha đang nhìn ngắm những người con là anh em đối sử với nhau thế nào?
Tình yêu của loài người là thế còn đối với Thiên Chúa thì không phải thế. Ước gì Ánh Sáng – là Đường – là Sự Thật dẫn đường cho chúng ta và giúp chúng ta noi theo gương sáng và hạnh phúc mà sống.
No comments:
Post a Comment